Ý nghĩa và bài học từ truyện cô bé quàng khăn đỏ

 Đằng sau mỗi câu chuyện cổ tích tưởng chừng như rất giản dị và bình thường, lại luôn chứa những bài học nhân sinh vô cùng to lớn. Truyện viết cho trẻ em, nhưng lại đặt ra những triết lí cho người lớn. Truyện Cô bé quàng khăn đỏ cũng không ngoại lệ. Tuy rất phổ biến song không phải ai cũng có thể hiểu được những ý nghĩa ẩn sâu sau câu chuyện.

Cô bé quàng khăn đỏ - Truyện cổ Grimm đọc nhiều nhất

Ngày xưa có cô bé quàng khăn đỏ có bản tính ham chơi. Có lần, bà ngoại cô bị ốm nên mẹ bảo cô mang bánh sang biếu bà và nhớ phải đi đường thẳng, không được đi đường vòng nếu không sẽ nguy hiểm. Cô bé quàng khăn đỏ lên đường nhưng vì quá ham chơi nên quên mất lời mẹ dặn nên đi theo đường rừng, cô bé đã gặp sói. Sói lừa cho cô bé đi hái hoa còn mình thì đến nhà bà ngoại cô bé và ăn thịt bà cô bé. Sau khi ăn thịt bà cô bé xong, sói mặc đồ của bà và nằm lên giường chờ sẵn cô bé quàng khăn đỏ đến để ăn thịt. Khi cô bé đến, sói đã nuốt chửng luôn cả cô bé vào bụng. Sau khi được bữa no nê, sói lăn ra ngủ. Đúng lúc đó có bác thợ săn tốt bụng đi ngang qua thấy sói nằm ngủ trên giường thì đã giết sói, cứu bà cháu cô bé quàng khăn đỏ. Hai bà cháu hạnh phúc, đoàn tụ bên nhau.

>> Chi tiết truyện cô bé quàng khăn đỏ: https://truyencotich.fun/blog-678-co-be-quang-khan-do.html

Ý nghĩa và bài học từ truyện cô bé quàng khăn đỏ

Nguyễn Minh Châu từng có những nhận xét: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con người. Người viết nào cũng có thể có tính xấu nhưng tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người.” Truyện cổ tích, không nằm ngoài thiên chức cao của văn học, vẫn luôn hướng về mong muốn hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn của con người. Cô bé quàng khăn đỏ cũng mang trong mình rất nhiều ý nghĩa và bài học nhân sinh mà không phải ai cũng biết

Bài học về sự tinh vi của cái ác

Trong câu chuyện, hình ảnh con sói già tượng trưng cho cái ác, phe phản diện. Nó đã rất tinh ranh khi hóa trang thành người bà của cô bé. Kế hoạch của con sói được lên rất kĩ càng và chi tiết, đồng thời với việc thành công trả lời tất cả những câu hỏi của cô bé, nó đã chứng tỏ sự sành sỏi cũng như trí thông minh của mình. Tội các này đã được lặp đi lặp lại nhiều lần trong qua khứ nên con sói mới có đủ sự tinh ranh để lừa cô bé.

Cũng giống như sự hiện thân của cái ác trong cuộc sống. Rất khó phát hiện, bởi nó có thể tồn tại ngay trong những sự vật hiện tượng gần gũi nhất, dễ dàng biến hóa khiến cho con người mất cảnh giác. Trongcâu chuyện, cái ác đã giả dạnh thành người bà, điều đó chứng tỏ những điều xấu lại rất dễ ngụy trang thành cái thiện lương, song vẫn không thể nào che dấu đi bản chất thật sự của nó, và không phải ai cũng đủ thông minh để nhìn ra chân tướng của sự việc.

>> Truyện cổ tích thế giới

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.